Hổ phách là gì?
Hổ phách là loại nhựa cây hóa thạch được tìm thấy trong các cây cổ thụ lâu đời. Hổ phách còn có tên khoa học tiếng anh là Amber. Trái với suy nghĩ của nhiều người, hổ phách không thực sự là một loại đá quý. Trên thực tế, những viên đá này lại chính là nhựa cây hóa thạch có tuổi từ 30 đến 90 triệu năm.
Tinh thể đá hổ phách amber được đánh giá cao vì màu có sắc ấm và vẻ đẹp của chúng, được chạm khắc thành các món đồ trang sức và được trao đổi giữa các nền văn hóa trong hàng nghìn năm thời cổ đại.
Mảnh hổ phách lâu đời nhất từng được phát hiện có độ tuổi ước tính khoảng 320 triệu năm. Những viên đá ít hơn khoảng dưới 100.000 năm tuổi có giá trị thấp hơn nhiều.
Hầu hết hổ phách bán ở Việt Nam có màu vàng, cam hoặc nâu đất. Rất ít những viên hổ phách xanh lam được chào bán vì độ quý hiếm và độc đáo của nó.
Hổ phách và hổ phách non thường được xác định bằng niên đại của viên đá (độ tuổi). Hiện nay ở Việt Nam, các phòng kiểm định đơn lẻ thường không có đủ thiết bị để giám định niên đại viên đá. Do vậy một số phòng kiểm định sẽ đưa ra kết quả không chính xác giữa hổ phách và hổ phách non.
Các đặc tính nổi bật của Hổ Phách
Thành phần hóa học | C10H16O |
Độ cứng Mohs | Đạt điểm 2 – 2.5 |
Nhiệt độ nóng chảy | 315 – 350 độ C |
Viên đá sinh thần | Tháng 11 |
Hành tinh đại diện | Mặt trời |
Hợp mệnh với cung | Sư Tử, Bảo Bình |
Nguyên tố phong thủy | Đất |
Khai thác nhiều tại | Ba Lan, Đức, Ý, Cộng hòa Dominica, Đức, Myanmar, Nga, Ro mania, Anh |
Hổ phách được tìm thấy ở đâu?
Hổ phách (Amber) có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng những mỏ Amber lớn nhất được sử dụng để chế tác đồ trang sức và nghiên cứu khoa học. Các mỏ hổ phách lớn có xuất xứ từ:
- Cộng hòa Dominica: với hổ phách Dominica và hổ phách xanh nổi tiếng.
- Vùng Baltic của Châu Âu: Nổi tiếng với hổ phách Baltic và có trữ lượng hổ phách lớn nhất thế giới.
- Myanmar được biết đến với hổ phách Burmese.
- Indonesia cũng là khu vực cung cấp hổ phách xanh chất lượng cao. Tuy nhiên trữ lượng hổ phách xanh Indonesia lại khá ít. Những cục hổ phách xanh có xuất xứ từ vùng này luôn được săn đón khắp thế giới và vì vậy giá thành cũng cao hơn.
Điều thú vị là mỗi một khu vực này lại đại diện cho một kỷ nguyên địa chất khác nhau.
Người ta ước tính rằng hổ phách từ Cộng hòa Dominica có độ tuổi từ 16 đến 20 triệu năm. Hổ phách Baltic, thường bao gồm ruồi, kiến và thằn lằn, khoảng 40 triệu năm tuổi. Hổ phách Miến Điện từ Myanmar khoảng 100 triệu năm tuổi. Hổ phách xanh Indonesia có độ tuổi từ 15 đến 25 triệu năm.
Đá hổ phách được hình thành như thế nào?
Hổ phách không phải là loại đá quý theo nghĩa truyền thống. Thay vào đó, chúng thuộc loại đá quý hữu cơ. Cũng giống như ngọc trai, ngà voi và đá san hô, hổ phách hình thành từ chất hữu cơ tự nhiên thay vì hình thành trong đá và các hợp chất khoáng.
Tinh thể hổ phách được tạo ra thông qua quá trình hình thành hóa thạch của nhựa cây. Không giống như nhựa cây thông thường, nhựa hổ phách có nguồn gốc đặc biệt từ cây Pinus succinifera. Quá trình hóa thạch của các tinh thể hổ phách có thể có tuổi đời ít nhất vài triệu năm.
Nét độc đáo của hổ phách là viên đá có thể chứa các hóa thạch động vật và thực vật. Động vật phổ biến nhất là muỗi và các loại côn trùng khác bị mắc kẹt trong nhựa mềm, dính và dần bị hóa thạch theo thời gian.
Ý nghĩa và công dụng của đá hổ phách
Hổ phách là một trong những loại đá nổi tiếng trong phong thủy liên quan đến sức khỏe. Về mặt kỹ thuật, hổ phách không phải là một loại đá quý, nhưng tương tự như các tinh thể tự nhiên khác, loại đá này mang năng lượng và các đặc tính chữa bệnh. Trong nhiều thế kỷ, hổ phách được sử dụng như một phương thuốc cho tất cả các loại bệnh, đau đầu, đau họng, và nhiều hơn nữa. Về mặt năng lượng, hổ phách có thể được sử dụng để khai thông tất cả các luân xa trong cơ thể và tạo ra một tấm khiên ngăn chặn và chuyển hóa các năng lượng tiêu cực.
Hổ phách phổ biến trong gam màu đất, như vàng, cam và vàng nâu. Trong phong thủy, những màu này đại diện cho sức khỏe và sự cân bằng. Vì vậy viên đá có thể giúp bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm và duy trì điểm cân bằng bởi vì sức khỏe là yếu tố quan trọng, tác động đến tất cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn, bao gồm sự nghiệp, các mối quan hệ, khả năng làm giàu,… và tiềm năng về thể lực chính là nền tảng của một trí óc thông minh. Cùng liên quan đến yếu tố đất, hổ phách có thể hỗ trợ các khu vực khác nhau trong nhà mang lại nền tảng chắc chắn, sự ổn định và nuôi dưỡng phát triển.
Hổ phách xanh cũng có tác dụng tương tự như hổ phách vàng / cam / nâu. Tuy nhiên đa số người nghiên cứu phong thủy đều tin rằng hổ phách xanh có nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn rất nhiều so với hổ phách thông thường.
Ngoài ra, vòng hổ phách thường được dùng làm món quà tặng trẻ em và người lớn tuổi để giúp tăng cường giấc ngủ sâu. Văn hóa tặng vòng tay hổ phách từ xưa đến nay luôn đề cao vì hiệu quả của nó so với giá tiền bỏ ra.
Hổ phách hợp mệnh nào?
Hổ phách là một loại đá được ưa chuộng và nổi tiếng trong phong thủy do có khả năng hỗ trợ chủ nhà dù người chủ mang bất cứ mệnh nào. Bên cạnh việc được áp dụng trong bản đồ bát quái và bài trí trong nhà, hổ phách còn đem lại nhiều lợi ích khác nhau với thân chủ khác nhau. Một vòng hổ phách với màu hổ phách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho các mệnh:
- Mệnh Kim: sẽ nhận được nhiều may mắn và cảm xúc được cân bằng hài hòa khi sử dụng vòng hổ phách màu vàng hoặc vàng nâu
- Mệnh Thổ và Hỏa: sẽ luôn gặp may mắn trong tình yêu và công việc với vòng hổ phách màu đỏ hoặc cam. Hổ phách còn giúp 2 mệnh này điều hòa cảm xúc, đem lại sự minh mẫn và sáng suốt khi cần đưa ra những quyết định quan trọng.
- Mệnh Thủy và mệnh Mộc: chỉ phù hợp với vòng hổ phách màu đen, xanh lam hoặc xanh lá cây. Năng lượng mạnh mẽ của đất mẹ tự nhiên có trong viên đá sẽ giúp thân chủ khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Sử dụng hổ phách trong phong thủy
Nếu muốn được hỗ trợ nhiều hơn về mặt sức khỏe và sự thịnh vượng, bạn nên đặt một miếng hổ phách hoặc một vòng hổ phách ở vị trí trung tâm trong căn nhà của mình.
Khi đặt loại đá này, bạn có thể nghiên cứu các cách thiết lập và sắp xếp riêng để làm tăng tác dụng của chúng. Màu hổ phách trong phong thủy không thật sự quan trọng khi để vào những vị trí quan trọng trong nhà.
Đặt hổ phách trong phòng ngủ
Bạn có thể đặt một miếng hổ phách ở trung tâm phòng ngủ hoặc vị trí chính giữa gầm giường để thu hút thêm năng lượng thổ vào nơi này. Phòng ngủ là không gian riêng tư và cũng là nơi đại diện cho bạn nên là một vị trí đặc biệt hữu ích để đặt hổ phách nếu bạn muốn mang lại sự ổn định, may mắn và chắc chắn hơn cho cuộc sống cá nhân của mình.
Đặt hổ phách trong nhà bếp
Hổ phách có thể là một món trang trí đồng thời là vật hỗ trợ tuyệt vời cho căn bếp của bạn. Chúng sẽ ngăn chặn và chuyển hóa bất kỳ năng lượng tiêu cực nào phá hoại bữa cơm ấm áp và hiền hòa trong gia đình bạn, mang lại nguồn dinh dưỡng cho tình yêu thương và niềm hạnh phúc.
Đặt hổ phách trên bàn thờ tổ tiên
Bạn cũng có thể đặt hổ phách trên bàn thờ tổ tiên. Nếu không có, bạn hãy thử lập bàn thờ đơn giản tại gia. Tìm một vị trí ít người qua lại và thu thập một vài đồ vật thiêng liêng đối với bạn, có thể là những bức ảnh của tổ tiên, một bình hoa tươi hoặc bất cứ thứ gì khác mà bạn thấy có ý nghĩa. Hổ phách được cho là có khả năng giúp những mong muốn của thân chủ thành hiện thực.
Vì vậy, khi bạn đặt thêm hổ phách vào bàn thờ của mình, hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng về mục tiêu của mình. Bạn đang mong muốn một thể chất lành mạnh? Hay một tâm hồn bình tĩnh và an yên?
Mang theo hổ phách bên người
Từ lâu vẻ đẹp của hổ phách đã được ưa chuộng và chế tác thành đồ trang sức. Đeo trang sức như vòng tay hổ phách, nhẫn hoặc bông tai có thể là một cách để bạn mang theo năng lượng bảo vệ và chữa lành bên mình mọi lúc mọi nơi.
Cách bảo quản trang sức đá hổ phách
Trên thang đo độ cứng Mohs, điểm đo độ cứng của hổ phách rơi vào khoảng từ 2 đến 2,5 nên chúng mềm và dễ xước hơn so với các khoáng chất đá quý và nhiều chất hữu cơ khác. Hổ phách cũng có độ dẻo và độ bền kém, vì vậy để không làm xước hay hỏng trang sức hổ phách, bạn cần phải bảo quản và giữ chúng cẩn thận:
- Đừng bao giờ làm sạch viên đá của bạn bằng sóng siêu âm hay hơi nước vì chúng có thể làm hỏng lớp đánh bóng của hổ phách và khiến viên đá dễ nứt vỡ hơn.
- Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để tạo thành dung dịch. Đặt đồ trang sức bằng hổ phách vào bên trong và dùng phần thịt mềm của ngón tay để rửa sạch các mảnh vụn. Lau khô đá bằng khăn vải nỉ mềm mại.
- Dùng một giọt dầu ô liu và một miếng vải mềm để đánh bóng và làm sáng viên đá
- Hãy đảm bảo rằng viên đá được làm sạch và đánh bóng trước khi đặt vào hộp đựng đồ trang sức
Những lưu ý không được làm khi sử dụng hổ phách
Hổ phách rất nhạy cảm, vì vậy có một số điều sau không bao giờ nên làm khi đeo bông tai, vòng cổ hoặc thậm chí là nhẫn bằng hổ phách:
- Không để hổ phách dưới ánh nắng trực tiếp. Nếu không đeo nữa, hãy đặt nó trong một chiếc túi mềm để tránh tia nắng trực tiếp chiếu vào.
- Tránh nhiệt độ khắc nghiệt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm hỏng viên đá.
- Tránh để viên đá tiếp xúc với hóa chất trang điểm như keo xịt tóc hoặc nước hoa. Nếu những thứ này dính vào bề mặt, hổ phách có thể mất đi vẻ sáng bóng vĩnh viễn.
- Tránh nấu nướng hoặc lau chùi trong khi đeo vòng hoặc vòng tay hổ phách. Các hóa chất gia dụng và nhiệt có thể phá hủy hổ phách.
- Hổ phách không phải là viên đá phù hợp đeo hàng ngày. Nếu cảm thấy hoạt động sắp tới không để bảo vệ được viên đá, bạn nên tháo gỡ và cất giữ chúng.
Đánh giá chất lượng hổ phách qua tiêu chuẩn 4C
Những miếng có chứa hóa thạch côn trùng hoặc thực vật có giá cao hơn những miếng không có. Ví dụ, những viên hổ phách dáng cabochon không có côn trùng hay hóa thạch thực vật có giá chỉ vài đô la một miếng, trong khi miếng chứa những mẫu vật này mà dễ nhìn thấy hoặc hoàn chỉnh sẽ được xếp vào loại đá quý ngoạn mục có thể được bán với giá hàng nghìn đô la.
Bên cạnh sự hiện diện của những mẫu vật dễ nhận biết này, tương tự như kim cương, chất lượng hổ phách còn được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 4C của GIA bao gồm: màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng carat.
Màu sắc (Color)
Màu hổ phách phổ biến là màu vàng và vàng óng, nhưng loại đá quý này lại có màu sắc đa dạng từ màu trắng, vàng và cam đến nâu đỏ. Hổ phách màu đỏ có giá trị hơn hổ phách màu vàng óng, và giá cả hai màu này lại cao hơn hổ phách vàng thuần khiết. Huỳnh quang mạnh sẽ làm cho hổ phách có màu lục nhạt hoặc hơi xanh lam, nhưng tỷ lệ cho ra loại này rất thấp. Vì thế màu hổ phách ở nhóm này sẽ hấp dẫn và hiếm thấy này sẽ khiến viên đá có giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, oxy hóa có thể làm màu sắc viên đá thay đổi theo thời gian.
Cắt và đánh bóng hổ phách sẽ dễ làm đồ trang sức bị oxy hóa hơn bằng cách loại bỏ hoặc làm mỏng lớp vỏ cứng bên ngoài. Màu vàng trong mờ hoặc hổ phách màu cam sẽ trở nên đậm sang màu nâu đỏ và cuối cùng là chuyển sang màu đen.
Độ tinh khiết (Clarity)
Hổ phách trong suốt có giá trị hơn loại bị vẩn đục. Những viên chứa hóa thạch thực hoặc động vật làm tăng thêm giá trị của một mẫu hổ phách.
Hổ phách bị vẩn đục có thể tăng độ tinh khiết bằng phương pháp nung nóng trong dầu hạt cải (Canola). Quá trình xử lý này đôi khi khiến những viên đá chứa những vệt tròn trông như vết nứt được gọi là hoa văn mặt trời.
Giác cắt (Cut)
Hổ phách thường được đánh bóng dựa theo hình dáng thô ban đầu. Sau đó, chúng có thể được thiết kế thành đồ trang sức hoặc khoan để xâu chuỗi. Các kiểu cắt phổ biến cho hổ phách bao gồm hạt, hình cabochon và các dạng tự do. Đá hổ phách hiếm khi được cắt theo kiểu cắt có nhiều mặt (facet) như kim cương hay đá quý.
Trọng lượng (Carat)
Hổ phách có khối lượng riêng tương đối thấp hơn so với nước muối nên chúng đem lại cảm giác rất nhẹ, ngay cả khi ở kích thước lớn. Đặc điểm này khiến hổ phách phù hợp với trang sức cỡ lớn.
Các loại đá hổ phách Amber tự nhiên
1. Hổ phách Baltic:
Là loại phổ biến nhất, hổ phách Baltic được tìm thấy trên đất liền gần biển Baltic. Vì chứa tới 8% axit succinic, hổ phách Baltic còn được gọi là Succinite.
2. Hổ phách xanh lá cây:
Màu hổ phách xanh lục đã được xử lý bằng nhiệt, có thể làm giảm một số đặc tính tự nhiên của nó.
3. Hổ phách Dominica:
Hổ phách thường được biết đến nhiều nhất với tông màu vàng, vàng óng, và đôi khi là đỏ nhưng màu sắc thực sự hiếm nhất là màu xanh lam. Việc phát hiện ra hổ phách xanh lam là khá gần đây và nó chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong đồ trang sức đá quý.
Màu hổ phách xanh lam chỉ được tìm thấy ở Cộng hòa Dominica. Điều thú vị là những viên đá này sẽ đổi màu dưới ánh sáng huỳnh quang. Tuy nhiên, nếu ánh sáng trắng chiếu vào, tảng đá sẽ có màu vàng hoặc hơi nâu.
Trái ngược với hổ phách Baltic, hổ phách Dominica thường có màu trong hơn và đôi khi có thể có màu đỏ, xanh lục hoặc xanh lam. Hổ phách Dominica được khai thác qua phương pháp hố chuông đầy nguy hiểm.
Làm sao để phát hiện Hổ phách thật hay giả?
Sự phổ biến ngày càng gia tăng của hổ phách gắn liền với khả năng bảo vệ và chữa bệnh. Một món trang sức giả chắc chắn sẽ không có nhưng đặc tính đặc biệt như so với trang sức đá hổ phách thật. Nếu chưa chắc chắn cách xác định hổ phách giả, bạn có thể tham khảo 5 cách xác định hổ phách thật giả bên dưới:
1. Kiểm tra trực quan bằng thị giác và xúc giác
Một trong những bước đầu tiên để xác định xem hổ phách bạn sắp mua là thật hay giả là thực hiện một bài kiểm tra thị giác đơn giản. Hãy kiểm tra kỹ các tạp chất trong viên đá. Các hạt hổ phách khác nhau sẽ có kích thước và đặc điểm tạp chất khác nhau. Không có viên hổ phách nào mang hình tròn hoàn hảo. Một cách nhận biết khác là cảm giác của bạn khi tiếp xúc với hổ phách bằng lòng bàn tay. Nếu viên đá mang lại cảm giác ấm áp thì bạn đã có một miếng hổ phách thật rồi đấy.
2. Kiểm tra bằng nước muối
Một điều thú vị là có những viên hổ phách được tìm thấy khi chúng trôi dạt vào bờ biển Baltic. Vì có khối lượng riêng nhỏ hơn nước muối nên trong nước biển, hổ phách thật sẽ nổi lên. Đây là một cách phân biệt đơn giản và hiệu quả với các bước sau:
- Cho 5-7 muỗng cà phê muối cho vào một cốc nước lớn
- Khuấy tan dung dịch muối
- Đặt viên đá hổ phách vào hỗn hợp nước muối
- Xem đá nổi hay chìm
- Nếu viên đá hổ phách nổi lên thì bạn biết đó là đá thật. Nếu nó chìm xuống, thì bạn đã biết bạn đã mua phải một viên đá giả.
3. Kiểm tra bằng cách chà nhẹ
Lấy một viên đá hổ phách và xoa vào lòng bàn tay. Khi bạn bắt đầu chà xát, hãy để ý đến bất kỳ mùi hương nào tỏa ra từ viên đá. Nếu thấy thoang thoảng hương cây thông hoặc một mùi hương đặc trưng khác, đó chính là hổ phách thật. Nếu không có mùi, khả năng cao là viên đá giả.
Nếu không muốn xoa vào lòng bàn tay, bạn có thể đặt viên đá vào một miếng vải và chà nhẹ tối đa 20 giây. Lúc này, đặt viên đá đã được sạc đầy điện lại gần mái tóc của bạn. Hổ phách có bản chất tĩnh điện, vì vậy nếu là thật thì viên đá sẽ hút lấy các sợi tóc của bạn.
Nếu không đạt trong cách chà thứ 2, khả năng cao viên đá của bạn được tạo ra từ Copal – một loại nhựa dễ nhầm với hổ phách nhất. Copal chỉ là một lớp nhựa thông có thể được phủ trên các mảnh hổ phách giả. Copal sẽ bắt đầu tạo cảm giác dính dính sau khi bạn chà xát một lúc và chúng cũng tiết ra mùi hương ngọt ngào hơn hổ phách thật.
4. Kiểm tra độ chống xước của viên đá
Trên thang điểm đo độ cứng Mohs, là hệ thống kiểm tra và xếp loại độ cứng của khoáng vật tuyến tính với số điểm của chúng, hổ phách ở mức 2,5, trong khi Copal (hay dùng để làm hổ phách giả) có động cứng thấp hơn – 1.5 điểm. Vậy có nghĩa là Copal dễ bị trầy xước hơn hổ phách. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra độ cứng bằng cách dùng móng tay cào nhẹ lên bề mặt đá. Hổ phách thật sẽ không có bất kỳ một vết xước nào trong khi hổ phách từ copal nhân tạo sẽ cho thấy vết xước do móng tay gây ra.
5. Kiểm tra bằng kim nóng
Phương pháp tiếp cận chuyên sâu hơn và đem lại hiệu quả nhất để phát hiện đá hổ phách của bạn có phải là thật hay không được thực hiện bằng cách sử dụng kim nóng. Chỉ cần lấy một cây kim nóng và ấn nhẹ vào viên đá hổ phách. Hổ phách Baltic thường khá dễ vỡ. Nếu bạn có một viên đá hổ phách thật, thì cây kim nóng sẽ làm nứt vỡ viên đá. Nếu bạn đâm kim vào một viên đá giả bằng nhựa Copal, thì hiện tượng tan chảy sẽ xảy ra và dấu vết đi vào của cây kim sẽ được lưu lại trong viên đá.
Khi sử dụng phương pháp này, bạn nên xem xét kích thước viên đá. Nếu bạn dùng một hạt hổ phách nhỏ, viên đá có thể bị phá hủy. Hãy chọn miếng hổ phách lớn hơn.